Tại Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ 3 diễn ra sáng 12/5, nhiều đại diện các Bộ ngành, cơ quan và đại biểu đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển mạnh điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi và phát triển nhiệt điện khí dùng khí trong nước để thay thế dần nhiệt điện than, giảm phát thải khí nhà kính.
Thu hút thêm nhiều khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng
Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến vào dự báo nhu cầu tiêu thụ điện và vai trò, cơ cấu, tỷ trọng của điện khí, điện gió như thế nào là hợp lý trong dự thảo Quy hoạch điện VIII và nhằm thực hiện cam kết tại COP26; giải pháp bảo đảm phát triển hạ tầng điện gió, điện khí tại Việt Nam; Đảm bảo chuỗi cung ứng cho sản xuất điện gió, điện khí (trong nước và nhập khẩu); vốn đầu tư, sử dụng đất, không gian biển, hiệu quả kinh tế – xã hội; những khó khăn, vướng mắc, giải pháp đối với các dự án điện gió, điện khí hiện nay…
Qua Diễn đàn, với nhiều tham luận của các cơ quan quản lý ngành, các doanh nghiệp, nhà khoa học về vai trò quan trọng, các đặc điểm của các loại nguồn điện sạch hơn và năng lượng tái tạo để hướng tới mục tiêu giảm phát thải KNK, tiến tới trung hòa các-bon vào năm 2050; về năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế khi tham gia chuỗi cung ứng nguồn điện khí, điện gió cùng các hạ tầng kỹ thuật cần thiết.
Các đại biểu đã nêu vướng mắc về quy định pháp luật, cũng như các rào cản, thách thức trong triển khai phát triển hạ tầng nguồn điện khí LNG và điện gió, cho thấy còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ trong thời gian tới. Bên cạnh việc chậm trễ có Quy hoạch Điện VIII, làm đình trệ nhiều dự án điện, một số khó khăn đã được nêu ra.
Nguồn: Bộ Công Thương_Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ 3: Phát triển hạ tầng điện khí và điện gió